LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÒNG CHỐNG LỪA ĐẢO QUA MẠNG TRONG TUYỂN DỤNG

Thứ 5, 31/10/2024

3T JOBS

174

31/10/2024, 3T JOBS

174

Trong bối cảnh kinh tế nhiều biến động, nhiều cá nhân, tổ chức lừa đảo đã lợi dụng nhu cầu tìm việc tăng cao, hàng loạt hành vi lừa đảo tuyển dụng đã xuất hiện với nhiều thủ đoạn tinh vi. Vậy ứng viên và doanh nghiệp cần làm gì để phòng chống lừa đảo qua mạng? 

Nguy cơ và thực trạng lừa đảo trong thị trường tuyển dụng ngày nay

Theo ước tính, Việt Nam hiện có hơn 70 triệu người sử dụng Internet. Trong giai đoạn đẩy mạnh và tăng tốc chuyển đổi số hiện nay, các đối tượng xấu đã lợi dụng sự bùng nổ về công nghệ thông tin, những tiện ích mà công nghệ thông tin mang lại để thực hiện nhiều vụ lừa đảo trực tuyến, chiếm đoạt tài sản có giá trị cao. Trong đó, lợi dụng nhu cầu tìm việc tăng cao, hàng loạt hành vi lừa đảo giả danh tuyển dụng đã xuất hiện với nhiều chiêu trò tinh vi.

Những kẻ lừa đảo liên tục gửi tin nhắn về điện thoại, gửi email tuyển dụng, chạy quảng cáo trên các trang mạng xã hội với những nội dung tuyển dụng lừa đảo,… cùng nhiều phương thức khác nhau. Những công việc dưới đây rất có thể là “chiếc bẫy” lừa đảo cần cảnh giác:

Cộng tác viên (CTV) bán hàng online,

CTV chốt đơn online,

Dịch thuật online,

CTV tải app,

CTV nhập liệu,

CTV like kênh TikTok/like video TikTok,

CTV viết review sản phẩm,

CTV đầu tư chứng khoán ảo trên app,

Các việc làm CTV khác được mô tả là chỉ dành riêng cho mẹ bỉm sữa, các bạn sinh viên,…

Tất cả những công việc này đều có yêu cầu rất đơn giản: chỉ cần có smartphone hay máy tính cá nhân và tài khoản ngân hàng,…

Chưa dừng lại ở đó nhiều tổ chức, doanh nghiệp uy tín cũng bị mạo danh. Những kẻ lừa đảo thiết kế giao diện của các ứng dụng giả giống như thật, đồng thời, nhằm tăng thêm tin tưởng, người tham gia tuyển dụng còn được gửi kèm nhiều thông tin khác như thẻ nhân viên hay giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp giả mạo.

Nhiều cơ quan chức năng như Bộ Công an và các tổ chức khác của Chính phủ cũng đã vào cuộc cảnh báo cho người dân về phương thức, thủ đoạn tinh vi của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tiền qua mạng; đồng thời đưa ra những chế tài nghiêm ngặt dành cho những đối tượng này. Theo Điều 174 Bộ luật Hình sự, tùy vào tính chất, mức độ, giá trị tài sản chiếm đoạt, các đối tượng phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, phạt tù đến 20 năm hoặc tù chung thân. Dù vậy, đây vẫn là một thách thức lớn dành cho các cơ quan chức năng cũng như thị trường tuyển dụng.

Cần làm gì để phòng chống lừa đảo qua mạng?

Đứng trước bối cảnh tình trạng bảo mật an ninh mạng ngày càng nghiêm trọng như hiện nay, bạn cần làm gì để phòng chống lừa đảo? Cùng tham khảo một số lời khuyên từ chúng tôi dưới đây:

Đối với người lao động

Trong quá trình tìm việc, hãy cảnh giác và tránh xa những tin tuyển dụng có dấu hiệu sau:

Công việc đơn giản nhưng mức lương, phúc lợi “trên trời”.

Yêu cầu đóng phí ứng tuyển, phí phỏng vấn, hay bất kỳ khoản phí nào.

Yêu cầu ký kết hay phải nộp giấy tờ gốc từ những lần trao đổi đầu tiên

Thông tin công tin mập mờ, ít thông tin, không minh bạch.

Phỏng vấn tại địa điểm đáng ngờ như nhà riêng, khách sạn,…

Những thắc mắc của bạn như công việc cụ thể, lương thưởng,phụ cấp, các chế độ,… không được giải đáp.

Không yêu cầu phỏng vấn.

Bên cạnh việc xem xét những dấu hiệu trên, để có thể tự bảo vệ mình trên không gian mạng, giảm thiểu những mối đe dọa về vấn đề an ninh mạng, hãy lưu ý những điều sau:

Không trả lời hay click vào đường link đáng ngờ.

Không cung cấp mã OTP ngân hàng, mật khẩu ví điện tử, mật khẩu các loại tài khoản cho người khác.

Sử dụng mật khẩu khó đoán.

Cân nhắc thay đổi mật khẩu thường xuyên, định kỳ.

Không tin tưởng người quen biết qua mạng.

Không chia sẻ thông tin cá nhân bừa bãi, đặc biệt là CMND, CCCD, bằng tốt nghiệp,…

Sử dụng các công cụ, phần mềm diệt virus uy tín.

Nếu không may rơi vào tình trạng bị lừa đảo, hãy thu thập chứng cứ liên quan, chuẩn bị hồ sơ và tố giác đến cơ quan chức năng.

Sự chủ động bảo vệ bản thân trong không gian mạng chính là “tấm khiên” vững vàng ngăn chặn và giảm thiểu rủi ro nhất cho bạn trước bất kỳ tình huống nào.

Đối với doanh nghiệp

Rất nhiều doanh nghiệp, thương hiệu lớn bị một số tổ chức, cá nhân mạo danh nhằm lừa đảo tuyển dụng, chiếm đoạt tài sản của ứng viên với nhiều hình thức đa dạng và chiêu trò. Vì vậy, đối với mỗi doanh nghiệp, để ngăn chặn và phòng chống lừa đảo qua mạng hãy thực hiện một số biện pháp và áp dụng các giải pháp an ninh mạng như:

Xây dựng quy trình tuyển dụng rõ ràng, minh bạch

Không chỉ giúp công ty tuyển dụng hiệu quả, việc xây dựng quy trình tuyển dụng còn tránh được các rủi ro không đáng có đối với cả ứng viên, nhà tuyển dụng và doanh nghiệp.

Thông thường, quy trình tuyển dụng bao gồm các bước:

Bước 1: Xác định nhu cầu tuyển dụng.

Bước 2: Lên kế hoạch tuyển dụng.

Bước 3: Phân tích công việc cụ thể.

Bước 4: Mô tả công việc.

Bước 5: Tìm kiếm ứng viên phù hợp.

Bước 6: Sàng lọc ứng viên.

Bước 7: Phỏng vấn để đảm bảo ứng viên phù hợp với công việc.

Bước 8: Đánh giá ứng viên.

Bước 9: Thư mời trúng tuyển nhận việc.

Bước 10: Bắt đầu quá trình đào tạo nhân viên mới.

Theo đó, nhà tuyển dụng có thể không cần công khai tất cả các bước cho ứng viên mà chỉ cần thể hiện các bước liên quan tới cả 2 phía như: mô tả công việc cụ thể của vị trí cần tuyển; thông báo với ứng viên quy trình tuyển dụng tại công ty diễn ra như thế nào, có bao nhiêu vòng, mỗi vòng diễn ra như thế nào và cần lưu ý gì; dự kiến thời gian có kết quả; thư mời nhận việc/từ chối;…

Việc nắm rõ các bước này sẽ giúp ứng viên tin tưởng vào hoạt động tuyển dụng của công ty, đồng thời ngăn chặn việc kẻ xấu lợi dụng và mạo danh hoạt động tuyển dụng của công ty và phòng chống lừa đảo qua mạng.

 

Chia sẻ: