NGƯỜI QUẢN LÝ LÀ GÌ? MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ RA SAO?

Thứ 6, 06/09/2024

3T JOBS

24

06/09/2024, 3T JOBS

24

Người quản lý đóng vai trò không thể thiếu trong sự vận hành hiệu quả của bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp nào. Họ không chỉ là cầu nối quan trọng giữa đội ngũ nhân viên và các lãnh đạo cấp cao, mà còn là nhân tố chính trong việc định hình và thúc đẩy văn hóa làm việc cũng như hướng tới các mục tiêu chiến lược của tổ chức. Từ việc lập kế hoạch và phân công nhiệm vụ cho đến việc giải quyết các vấn đề phát sinh và tạo động lực cho nhân viên, người quản lý đóng một vai trò đa dạng và quyết định. Hãy cùng Vieclam3t.com tìm hiểu sâu hơn về định nghĩa của người quản lý, mục tiêu cụ thể mà họ cần đạt được và các nhiệm vụ quan trọng mà họ phải thực hiện để đảm bảo sự phát triển bền vững của tổ chức. Đọc bài viết ngay để trang bị cho mình những kiến thức bổ ích và cần thiết về vai trò thiết yếu này!

 

Khái niệm người quản lý là gì?

Người quản lý là một nhân tố quan trọng trong mọi tổ chức, đảm nhận vai trò điều phối và chỉ đạo công việc của một hoặc nhiều cá nhân. Họ không chỉ có quyền hạn để điều chỉnh và hướng dẫn công việc của các nhân viên mà còn chịu trách nhiệm toàn diện đối với những hành động và kết quả công việc của họ. Bên cạnh việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý cơ bản, người quản lý còn phải thực hiện nhiều chức năng quan trọng khác, bao gồm lập kế hoạch chiến lược, tổ chức và phân công công việc, lãnh đạo nhóm và kiểm soát toàn bộ hoạt động trong công ty. Điều này bao gồm việc quản lý tài chính, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, và các yếu tố khác để đảm bảo mọi nguồn lực được sử dụng một cách hiệu quả nhất. Tất cả những nỗ lực này nhằm đạt được kết quả tối ưu và mang lại lợi ích lớn nhất cho tổ chức.

Clase 1 | Aprender a Aprender
Người quản lý giữ vai trò quan trọng trong tổ chức

Theo Henry Fayol, một trong những nhà quản lý nổi tiếng người Pháp, định nghĩa về người quản lý rất rõ ràng: "Người quản lý chịu trách nhiệm giám sát và dẫn dắt công việc của một nhóm người trong nhiều trường hợp. Họ cũng có trách nhiệm lập kế hoạch và duy trì các hệ thống, thủ tục, và chính sách làm việc nhằm đảm bảo và khuyến khích hiệu suất tối ưu của nhân viên và các nguồn lực khác trong đơn vị kinh doanh". Định nghĩa này nhấn mạnh vai trò quan trọng của người quản lý trong việc không chỉ quản lý con người mà còn thiết lập các quy trình và chính sách nhằm thúc đẩy hiệu suất và đạt được mục tiêu của tổ chức.

Người quản lý được chia thành nhiều cấp bậc khác nhau, phụ thuộc vào tầm quan trọng của họ trong tổ chức:

  • Quản lý cấp cao

Người quản lý cấp cao thường là những người ra các quyết định tối quan trọng của tổ chức, nắm giữ các chức vụ cao như giám đốc điều hành.

  • Quản lý cấp trung

Cầu nối giữa quản lý cấp cao và quản lý cấp thấp hơn, thường là trưởng bộ phận. Quản lý cấp trung thường sẽ báo cáo tình hình chung của bộ phận tới quản lý cấp cao và tham gia vào quá trình ra quyết định, đồng thời hỗ trợ và định hướng công việc cho quản lý cấp thấp hơn.

  • Quản lý cấp thấp hơn

Giám sát công việc của nhân viên bộ phận, phân công công việc và báo cáo kết quả cho quản lý cấp trung.

Người quản lý không phải là người sẽ đảm nhận tất cả mọi công việc mà họ sẽ điều phối và giao các trách nhiệm công việc cho nhân viên, hỗ trợ khi cần. Người quản lý cần phải là người có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và đôi lúc cần trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của mình.

Một người quản lý cần phải linh hoạt, không rập khuôn, cứng nhắc thì mới có thể dẫn dắt được tổ chức đi lên. Mỗi nhân viên đều cần một phương hướng, quản lý chính là người vạch ra phương hướng để giúp nhân viên biết được họ cần làm gì, họ cần đạt được điều gì. Một môi trường làm việc thành công là nơi mà người quản lý và nhân viên phối hợp tốt với nhau, đạt được mục tiêu chung, mang lại thành quả đúng hoặc vượt kỳ vọng.

Start Ups Accountants In London, UK | Walden Way & Co
Mỗi cấp quản lý đều có quyền hạn riêng.

Mục tiêu của quản lý là gì?

Sau khi đã nắm rõ được khái niệm người quản lý là gì, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về mục tiêu của quản lý. Nhìn chung, quản lý có rất nhiều mục tiêu trong nhiều lĩnh vực khác nhau như ngành việc làm kinh doanh, việc làm ngành truyền thông, tuy nhiên cho dù lĩnh vực nào đi chẳng nữa thì phải đáp bảo đáp ứng được các mục tiêu dưới đây:

  • Tạo ra sự thống nhất

Biết cách quản lý tạo ra sự thống nhất ý chí giữa người quản lý – người bị quản lý và giữa những người bị quản lý với nhau. Đây là mục tiêu rất khó khăn bởi vì phải biết cứng rắn và mềm dẻo đúng lúc. Sự linh hoạt trong quản lý chính là “chìa khóa vàng” để mang lại thành công và giúp đơn vị đạt được kết quả tốt.

  • Định hướng

Định hướng sự phát triển của tổ chức đi theo mục tiêu và phương hướng chung, nhằm mang đến kết quả cao nhất trong công việc. Bởi bất kỳ định hướng nào sai lệch với mục tiêu chung đều sẽ dẫn đến hậu quả không tốt, ảnh hưởng tới sự phát triển của tổ chức và tinh thần làm việc của mọi người.

  • Tổ chức

Biết cách tổ chức, điều hòa, phối hợp, hướng dẫn hoạt động các đoàn thể, tổ chức sao cho giảm được độ bất định mang đến mục tiêu quản lý cao. Một tổ chức thành công nhờ vào sự nỗ lực của tất cả mọi người, đặc biệt khi họ phối hợp với nhau và người quản lý chính là cầu nối để tạo nên điều đó. Mục tiêu quản lý cao nhất đó chính là tạo nên một tập thể vững mạnh, gắn kết và đồng hành lâu dài.

  • Tạo động lực cho nhân viên

Luôn đốc thúc các cá nhân làm việc, tạo động lực trong mọi tình huống, luôn có cách xử lý mềm mỏng khi cá nhân vi phạm. Nếu là người quản lý cứng nhắc và không biết lắng nghe thì chắc chắn đội ngũ của bạn sẽ không bao giờ có thể tiến lên cùng nhau và đạt kết quả tốt được.

  • Xây dựng môi trường làm việc tích cực

Tạo môi trường làm việc vui vẻ, ổn định, bền vững, phát triển cho mọi người, giúp họ cảm nhận được động lực và sự công nhận từ cấp trên. Người quản lý là gì trong mục tiêu chung này, đó chính là người mang năng lượng tích cực tới cho nhân viên của họ, giúp nhân viên cảm nhận sự quan tâm và trân trọng mà tổ chức dành cho họ.

Commando ponctuel - Reps'up
Người quản lý cần hoạch định mục tiêu rõ ràng.

Nhiệm vụ của người quản lý là gì?

Vai trò của người quản lý trong tổ chức không chỉ là xác định mục tiêu chung mà còn phải biết nhiệm vụ của bản thân cụ thể và rõ ràng.

  • Dự đoán

Người quản lý có nhiệm vụ dự đoán được toàn bộ quá trình và các tình huống có thể xảy ra trong tương lai. Những dự đoán này không được mang tính chủ quan, phải dựa vào các đánh giá, phân tích thực tế tình hình để nhận định. Những dự đoán tốt giúp doanh nghiệp tránh được các vấn đề nghiêm trọng có thể xảy ra cũng như nắm bắt cơ hội để phát triển.

  • Kế hoạch hóa

Đây là nhiệm vụ cơ bản nhất của người quản lý bởi vì họ sẽ xây dựng quyết định mục tiêu, chương trình hành động và bước đi cụ thể trong một thời gian nhất định. Kế hoạch được lập phải đảm bảo được lộ trình hợp lý, thay đổi linh hoạt tuỳ vào từng thời điểm bởi nó chịu tác động của các chủ thể khách quan và chủ quan.

  • Tổ chức

Nhiệm vụ này chính là tổ chức kết hợp, liên kết các bộ phận nhỏ lẻ thành một chuỗi thống nhất. Tổ chức là nhu cầu không thể thiếu trong hoạt động kinh tế – xã hội và 1 tổ chức chỉ đứng vững khi mọi thành viên tuân thủ các nguyên tắc cơ bản. Người quản lý là gì đối với nhiệm vụ tổ chức, họ được ví như người điều hành, đưa những cá thể riêng biệt thành một đội để nỗ lực vì mục tiêu chung.

  • Động viên

Nhiệm vụ của người quản lý còn là động viên khả năng vô tận của con người để hoàn thành mục tiêu chung của doanh nghiệp. “Bạn đi đúng hướng rồi đấy. Bạn sắp nhận được quả ngọt rồi, mình sẽ đồng hành cùng bạn dù phía trước có những giông bão”. Nhiều nghiên cứu về quản trị nhân lực đã cho thấy nhân viên đạt hiệu quả công việc cao hơn khi được quản lý động viên đúng lúc và công nhận trong công việc.

2024 Guide to Business Messaging Number Types | Twilio
Động viên nhân viên làm việc là nhiệm vụ cần thiết của người quản lý
  • Điều chỉnh

Điều chỉnh các hành động sai lệch nảy sinh trong quá trình hoạt động của hệ thống. Sự điều chỉnh này nhìn chung khá khó khăn và phức tạp bởi vì chỉ cần 1 sự sai sót cũng có thể ảnh hưởng cả 1 dây chuyền. Một người quản lý có năng lực chính là nhìn ra được lỗ hổng của hệ thống để đưa ra giải pháp điều chỉnh đúng đắn, ngăn chặn những hậu quả lớn hơn có thể xảy ra.

  • Kiểm tra

Mục tiêu này nhằm đánh giá lại các kết quả của hệ thống, thông qua mục tiêu này thì người quản lý sẽ xem xét các hướng sai lệch cũng như khen ngợi khi đạt được mục tiêu. Người quản lý là gì khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, họ sẽ trở thành người giám thị, dựa vào mục tiêu đã đặt ra và kết quả đạt được để đưa ra các đánh giá.

  • Đánh giá và hạch toán

Đây là nhiệm vụ cuối cùng của người quản lý, nhiệm vụ này yêu cầu phải chính xác đối với cả yếu tố định tính và định lượng. Điều này đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ cũng như các kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp riêng vì các con số chính là đại diện cho kết quả và sự nỗ lực của tất cả mọi người trong tập thể.

3TJOBS hy vọng rằng qua những thông tin vừa chia sẻ, bạn đã có một cái nhìn rõ ràng và sâu sắc về khái niệm người quản lý cũng như những nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng của vị trí này. Để trở thành một người quản lý xuất sắc trong tương lai, bạn cần không ngừng nỗ lực học hỏi, trau dồi kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm. Công việc quản lý không chỉ yêu cầu bạn có khả năng lãnh đạo và tổ chức xuất sắc mà còn cần sự kiên trì và tinh thần trách nhiệm cao. Hãy luôn sẵn sàng đón nhận thử thách, làm việc chăm chỉ và phát triển bản thân một cách liên tục, vì thành công chỉ đến với những ai thật sự xứng đáng. Những quả ngọt trong sự nghiệp quản lý sẽ đến khi bạn dám dấn thân và cống hiến hết mình. Chúc bạn sẽ trở thành một người quản lý tài ba và gặt hái được nhiều thành công trong hành trình nghề nghiệp của mình!

Chia sẻ: