NHỮNG LỖI SAI CÓ THỂ GẶP PHẢI KHI TẠO CV KHIẾN BẠN BỊ LOẠI NGAY TỪ VÒNG SƠ TUYỂN

Thứ 5, 12/09/2024

3T JOBS

11

12/09/2024, 3T JOBS

11

Tạo một bản CV hoàn hảo là điều quan trọng trong quá trình tìm kiếm việc làm, nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng chú ý đến tất cả các yếu tố cần thiết. Nhiều ứng viên có xu hướng tập trung vào các vấn đề lớn như nội dung chuyên môn hay hình thức trình bày chính, mà bỏ qua những lỗi nhỏ nhặt nhưng lại có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến ấn tượng đầu tiên mà họ tạo ra với nhà tuyển dụng. Thực tế, những lỗi sai sót nhỏ nhặt này, dù có vẻ không đáng kể, nhưng lại có thể làm giảm cơ hội của bạn ngay từ vòng sơ tuyển. Trong bài viết này, 3TJOBS sẽ chỉ ra những lỗi phổ biến trong CV mà các ứng viên thường mắc phải và đưa ra những hướng dẫn cụ thể để bạn có thể chỉnh sửa và hoàn thiện bản CV của mình. Hãy theo dõi để nắm bắt những mẹo quan trọng, giúp bạn tạo ấn tượng tốt nhất với nhà tuyển dụng ngay từ cái nhìn đầu tiên.

How to Use the 5 Pillars of Magnetic Marketing to Attract Clients ...
Những lỗi sai có thể gặp phải khi tạo CV khiến bạn bị loại ngay từ vòng sơ tuyển.

Dưới đây là một số lỗi phổ biến mà ứng viên thường mắc phải trong CV của mình, cùng với hướng dẫn cụ thể để giúp bạn tránh những sai lầm này và nâng cao cơ hội của mình trong quá trình tìm kiếm việc làm:

1. Không đưa ra thông tin phù hợp

Nhiều năm trước đây, người ta có thể chấp nhận việc có một kiểu chuẩn cho tất cả CV, nhưng với thị trường công việc ngày càng nhiều và cạnh tranh như hiện nay, một CV phù hợp sẽ giúp nâng cao khả năng được tuyển dụng của bạn đáng kể. CV giúp bạn cập nhật và thể hiện nổi bật phương cách bạn có thể giúp ích cho một công ty. Hãy cố gắng tập trung vào công ty chứ không phải nhu cầu của bạn, bằng cách đó thông điệp của bạn có thể được dễ dàng chấp nhận hơn. 

Thêm vào đó, bạn cần phải hiểu rằng, nhà tuyển dụng cần trao đổi với bạn về một công việc cụ thể, một lĩnh vực chuyên biệt để giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó, nên sẽ chẳng ai lại đi quan tâm đến các lượng thông tin khác mang tính “phụ trợ” hoặc tệ hơn là không liên quan gì đến công việc bạn đang ứng tuyển. Chẳng hạn như một tấm bằng thạc sỹ trong lĩnh vực nhà hàng sẽ trở nên thừa thải nếu bạn ứng tuyển vào một vị trí nào đó khác, quảng cáo hay truyền thông chẳng hạn. Hãy nhớ rằng, những kết quả học tập hay các khóa huấn luyện, tu nghiệp chỉ trở nên có giá trị khi nó thuyết phục được nhà tuyển dụng rằng bạn sẽ vận dụng một, hai, hay ba kiến thức gì đó trong công việc tương lai.

2. Không trả lời câu hỏi thông báo tuyển dụng đặt ra

Đừng chờ đợi đến cuộc phỏng vấn mới thể hiện rằng bạn tốt, bạn giỏi thế nào. Hãy đọc kỹ thông báo tuyển dụng và ghi lại những yêu cầu cụ thể. Công ty đang cần những phẩm chất nào; kỹ năng nào là quan trọng nhất; vai trò của kinh nghiệm thực tế…. Bạn cần phải hiểu chính xác và đầy đủ các yêu cầu của nhà tuyển dụng chứ không phải của bản thân mình. Một bản CV tốt cần trả lời được những câu hỏi: như thế nào, cái gì, ở đâu và khi nào.

7 điều không nên xuất hiện trong CV xin việc của bạn
Nêu rõ những thông tin trọng tâm liên quan đến lĩnh vực và vị trí ứng tuyển.

3. CV quá dài hoặc quá ngắn

Độ dài lý tưởng cho một bản CV là từ 1-2 trang, tối thiểu là 3 trang và 1 trang đối với thư xin việc. Nếu bạn chỉ mới vừa rời tốt nghiệp đại học, bạn hẳn sẽ không phải viết quá nhiều đâu, nếu không thì cũng đừng nhồi nhét quá nhiều thông tin vào CV. Một trang CV được trình bày cẩn thận với những thông tin cần thiết nhất sẽ tốt hơn nhiều so với việc kê khai cả tá thứ chẳng liên quan, điều này dễ khiến nhà tuyển dụng mạnh tay “ném” CV của bạn sang một bên đấy.

Curriculum Vitae (CV) Format
Lựa chọn những thông tin cần thiết đảm bảo độ dài CV là "vừa đủ".

4. Lỗi sai sót trong CV về cách trình bày

Sai chính tả và ngữ pháp có thể tạo ấn tượng xấu cho nhà tuyển dụng về sự cẩu thả và thiếu chuyên nghiệp của bạn. Do vậy bạn cần kiểm tra chính tả và ngữ pháp cẩn thận bằng cách sử dụng công cụ kiểm tra chính tả của ứng dụng soạn thảo văn bản. Thêm vào đó là đọc lại CV nhiều lần hoặc nhờ người khác xem qua để phát hiện lỗi mà bạn có thể bỏ qua.

Một lỗi sai sót bạn có thể gặp phải nữa đó là định dạng văn bản không đồng nhất. Bạn cần lưu ý những điều sau đây để đảm bảo CV của bạn chỉn chu và chuyên nghiệp:

- Sử dụng các kiểu chữ, kích thước chữ, hoặc kiểu dáng đồng nhất trong toàn bộ CV.

- Chọn một kiểu chữ dễ đọc và sử dụng kích thước chữ phù hợp cho tiêu đề và nội dung.

- Sử dụng các công cụ định dạng của ứng dụng soạn thảo để đảm bảo rằng tiêu đề, văn bản, và các phần khác đều có định dạng nhất quán.

As habilidades e qualidades profissionais que não podem faltar no seu ...
Kiểm tra CV để không mắc những lỗi sai về cách trình bày.

5. Thiếu thông tin liên hệ cần thiết

Nhà tuyển dụng sẽ khó hoặc không thể phản hồi bạn nếu bạn bỏ qua việc cung cấp thông tin liên hệ hoặc không cập nhật thông tin liên hệ hiện tại một cách chính xác. Do đó, bạn cần đảm bảo rằng thông tin liên hệ của bạn (như số điện thoại và địa chỉ email) là chính xác và đã được cập nhật. Bạn có thể đưa thêm một vài thông tin về liên kết đến hồ sơ mạng xã hội chuyên nghiệp (như LinkedIn) nếu cần.

CareerBox takes BPO to the next level
Đảm bảo CV đầy đủ những thông tin liên hệ cần thiết.

6. Quá nhiều chi tiết về sở thích

Sở thích là một sai lầm khác chiếm chỗ trong CV của bạn, bạn không cần phải làm CV mình dày lên bằng việc thêm vào các sở thích và huy chương không liên quan đâu. Bạn có tự hỏi tại sao nhà tuyển dụng lại phải quan tâm đến kỹ năng bơi lội của bạn không? Trừ khi sở thích đó có một cách hỗ trơ nhất định cho công việc của bạn, ví dụ như một kỹ năng về thanh nhạc chẳng hạn nếu bạn đang ứng tuyển vào vị trí giảng viên piano, ngược lại, hãy đưa phần này ra khỏi CV nhưng vẫn đảm bảo rằng CV có một cá tính riêng. Bạn có thể nêu những đặc điểm khác thể hiện được thế mạnh cá nhân hoặc khả năng hòa nhập, sáng tạo của mình, những địa điểm mình đã từng tới có thể hỗ trợ tốt cho công việc chẳng hạn.

Cuối cùng, hãy xem xét lại thật cẩn thận bản CV. Liệu nó đã đủ tốt, đủ tích cực và quả quyết? Nó sẽ đánh bại đối thủ cạnh tranh hay bị đối thủ vượt mặt? Nếu chắc chắn rằng, CV xác định rõ ràng thế mạnh, giá trị và mức độ chuyên nghiệp của bạn, bạn sẽ sớm có được cuộc phỏng vấn và cơ hội cho một công việc tốt.

Tạo ra một bản CV hoàn hảo không chỉ là việc trình bày thông tin một cách rõ ràng và logic mà còn là việc chú ý đến từng chi tiết nhỏ nhất để tạo ấn tượng tốt nhất với nhà tuyển dụng. Những lỗi nhỏ như sai chính tả, định dạng không đồng nhất, hay thiếu thông tin quan trọng có thể làm giảm cơ hội của bạn ngay từ vòng sơ tuyển. Bằng cách kiểm tra kỹ lưỡng, cập nhật thông tin và tùy chỉnh CV để phù hợp với từng vị trí ứng tuyển, bạn sẽ nâng cao khả năng thành công của mình. Hãy coi trọng mọi yếu tố, từ nội dung đến hình thức trình bày, để đảm bảo rằng CV của bạn không chỉ là một bản tóm tắt lý lịch, mà còn là một công cụ mạnh mẽ thể hiện sự chuyên nghiệp và sự phù hợp của bạn với công việc mong muốn. Vieclam3t.com chúc bạn thành công trong hành trình tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp mới!

Chia sẻ: